Mobile CA là một phương thức ký số mới của dịch vụ chứng thực chữ ký số Viettel-CA (bên cạnh USB Token đã có từ trước), hỗ trợ khách hàng ký số mọi lúc mọi nơi trên thiết bị di động có gắn SIM CA Viettel.
Mobile CA phù hợp cho cả khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực: Dịch vụ công trực tuyến; Ngân hàng; Tài chính; Hộ kinh doanh; Giáo dục; Y tế... Dịch vụ hỗ trợ khách hàng ký số trong các giao dịch điện tử, tài liệu điện tử, ứng dụng điện tử ngay trên thiết bị di động, đảm bảo an toàn, bảo mật, với chi phí hợp lý.
Với đặc điểm được cung cấp trên nền tảng viễn thông (các doanh nghiệp phi viễn thông không cung cấp được dịch vụ này), khách hàng có thể sử dụng Mobile CA trên tất cả các dòng điện thoại di động (không cần có kết nối internet, không cần thiết bị USB Token đi kèm hay phụ thuộc vào môi trường máy tính).
Phương thức ký số trên thiết bị di động đang ngày càng phổ biến và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới nhờ sự tiện lợi và hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhu cầu làm việc từ xa, xử lý các nghiệp vụ, giao kết hợp đồng, giao dịch, phê duyệt chứng từ điện tử càng trở nên cấp bách.
Thực hiện sứ mệnh tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, thời gian qua Viettel Telecom đã đi đầu trong phát triển công nghệ 5G, IoT, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số. Việc chính thức cung cấp dịch vụ Mobile CA không chỉ góp phần làm giàu hệ sinh thái các sản phẩm số của Viettel Telecom, mà còn là bước đi mới trong công cuộc chuyển đổi số của Viettel nói riêng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số nói chung.
Để tìm hiểu chi tiết hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile CA, mời khách hàng liên hệ tổng đài 1800 8000 hoặc website https://viettel.vn/viettel-ca." alt=""/>Viettel chính thức cung cấp dịch vụ Mobile CANhững dòng nhật ký trên được ghi lại từ tâm dịch Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Bệnh viện phong tỏa từ ngày 5/5, đến ngày 26/5 mới kết thúc hạn phong tỏa.
Chia sẻ với VietNamNet, chị Đ.T.T, nữ nhân viên y tế trong câu chuyện tâm sự, mẹ chồng chị trước đó không bị bệnh nặng.
Bà mới bắt đầu ốm gần 1 tháng nay, đúng vào dịp chị phải ở viện cách ly. Chị T. dự kiến sau khi hết cách ly sẽ về thăm và chăm sóc bà, nhưng không thể. “Tôi thấy có lỗi vì không bên cạnh mẹ những ngày cuối đời”, chị nói.
Khi bà trở nặng, chồng chị T. cũng phải lập tức bắt xe từ Hà Nội về Thanh Hóa. Trước đó, anh ở nhà cùng con trai 6 tuổi. Không thể đưa con theo cùng vì con còn nhỏ, tình hình dịch lại đang căng thẳng, anh quyết định gửi cháu cho người dì ở gần nhà chăm sóc.
Ngày đem con đi gửi, cháu vừa khóc, vừa nói: “Bố mẹ đừng bỏ con nhé”. Mẹ không ở nhà gần 3 tuần nay, cậu bé sợ bố cũng bỏ mình đi mất. Nghe chồng kể lại qua điện thoại, chị T. cũng bật khóc vì thương con.
“Tôi đã lên kế hoạch sau khi được rời bệnh viện và hoàn thành thời gian cách ly tại nhà, sẽ đưa cả con về thắp nhang, tạ lỗi với bà. Thế nhưng, ngày về chắc còn rất xa vì Thanh Hóa đã có lệnh cách ly tập trung 21 ngày với người từ vùng dịch”, chị tâm sự.
Trước đó, ngày 15/5, mẹ của vợ chồng bác sĩ T.V.G cũng qua đời sau 6 năm điều trị ung thư phổi. Hai vợ chồng anh G. cùng là nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cùng ở lại cách ly. Gia đình chỉ cách bệnh viện khoảng 20km nhưng vợ chồng bác sĩ G. không thể về gặp mẹ lần cuối…
Nguyễn Liên
Các bác sĩ cho biết phải nhanh chóng mổ lấy thai, cứu em bé, bởi mẹ suy hô hấp, phải can thiệp thở máy sẽ ảnh hưởng nhiều đến con.
" alt=""/>Nhân viên y tế mất mẹ khi đang ở tâm dịch: 'Mẹ ơi, con không kịp về'